CẨM NANG TƯ VẤN CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH LÝ VỀ KHỚP

10:34:00 14/11/2015

   I. Khớp

      1.Cấu tạo khớp

Bệnh xương khớp

* Định nghĩa: Khớp xương là chỗ các xương tiếp xúc và liên kết với nhau.

Khớp gồm có 3 loại: khớp bất động, khớp động và khớp bán động. Hầu hết các loại khớp đều gồm khớp động.

Cấu tạo khớp gồm 4 thành phần chính: sụn khớp và các phương tiện nối khớp (bao khớp, khoang khớp và dây chằng)

a. Sụn khớp:

Là lớp mô trong suốt, vừa cứng, vừa bền dai phủ bề mặt nơi các xương tiếp xúc với nhau. Khi vận động các mặt khớp của các đầu xương sẽ cọ sát vào nhau, cho nên trên mặt các khớp xương đều có một lớp sụn mỏng để làm giảm bớt ma sát khi vận động.

b. Bao khớp:

Là một bao bám vào dìa ngoài chu vi các diện khớp gồm có lớp bao ngoài( bao xơ) và bao trong( bao hoạt dịch). Bao hoạt dịch có lớp tế bào nội mô tiết ra chất hoạt dịch. Chất hoạt dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho sụn, đĩa khớp tăng khả năng hoạt động của khớp, giảm ma sát bề mặt khớp.

c. Khoang khớp:

Luôn luôn có áp suất âm để làm cho khớp có độ bền vững chắc chắn.

d. Dây chằng:

Do tổ chức liên kết sợi chắc tạo nên có tác dụng tăng cường cho khớp, để hạn chế các cử động không đúng hướng.

          2.Tầm quan trọng của dịch khớp và sụn khớp

Sụn khớp: Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Do vậy, sụn khớp đóng vai trò quan trọng nhất giúp cho cơ thể không bị đau khi vận động.

Sụn khớp được cấu tạo từ 2 thành phần chính là:

+ Tế bào sụn: không có khả năng sinh sản và tái tạo sau tuổi trưởng thành

+ Chất căn bản: có thành phần quan trọng là Collagen type II. Collagen type II chiếm đến 90% các sợi Collagen có trong chất căn bản của sụn khớp.

Sau tuổi trưởng thành, tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo. Các sợi collagen type II trong chất căn bản bị lõa hóa, ngày càng cứng lại và bị tổn thương. Bề mặt sụn khớp dần trở nên xù xì, thoái hóa khớp bắt đầu.

Dịch khớp: được tiết ra từ bao trong bao khớp( màng hoạt dịch).

Sụn không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ dịch khớp. Dịch khớpđóng vai trò cung cấp Collagen type II cho sụn và đĩa khớp, làm trơn sụn khớp, chống lại nhiễm khuẩn viêm.

Do vậy, sụn rất dễ bị thoái hóa âm thầm theo thời gian mà không có dấu hiệu nào...

         II. Các bệnh lý về khớp

         1.Tổng quan

Dù tỉ lệ tử vong thấp, các bệnh xương khớp thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khả năng lao động sụt giảm, trong khi việc điều trị cần lâu dài và tốn kém, người bệnh khó thực hiện ngay cả những sinh hoạt thường ngày, thậm chí có thể trở nên tàn phế và cần được chăm sóc đặc biệt.

Như vậy, các bệnh khớp không chỉ gây ra gánh nặng về kinh tế – tinh thần cho bản thân người bệnh, mà cho cả gia đình, xã hội.

         2.Phân loại

Theo nguyên nhân, các bệnh lý khớp được chia làm  nhóm:

a.Đau xương khớp do di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau xương khớp trong những gia đình có tiền sử bệnh viêm khớp, bệnh khớp do gen quyết định.

b.Đau xương khớp do chấn thương xương

Xảy ra khi khớp bị tổn thương do chấn thương như chơi thể thao, tai nạn giao thông, do phải gánh chịu lực nén quá mức trong thời gian dài (công việc phải thường xuyên mang vác nặng, người thừa cân béo phì),…

c.Đau cơ xương khớp theo tuổi tác

Khi tuổi trung niên, các khớp, xương, hệ cơ đã bị lão hóa khiến cơ thể không đáp ứng được với cường độ hoạt động thường xuyên hàng ngày, gây ra đau nhức dần đến viêm.

+  Phổ biến hơn hết chính là thoái hóa khớp. Khi tuổi cao, hàm lượng nước trong sụn khớp tăng lên, hàm lượng Collagen giảm xuống đồng thời giảm chất lượng của Collagen trong sụn khớp. Do đó, sụn khớp bắt đầu thoái hóa với việc xuất hiện các vết nứt sụn, mòn sụn hoặc bong các mảnh sụn và nặng nề nhất là mất sụn. Việc vận động khớp bị tổn thương sụn khớp do thoái hóa sẽ kích thích và tạo ra tình trạng viêm sụn, triệu chứng đau khớp và sưng nề tràn dịch khớp. Sự ma sát giữa hai đầu xương do mất sụn khớp sẽ kích thích phát triển mô xương mới tạo nên các chồi xương( hay gai xương) ở quanh khớp. Tình trạng mất sụn khớp gây tăng ma sát dẫn đến triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp.

d.Đau xương khớp  do rối loạn chuyển hóa, liên quan đến hệ miễn dịch

+ Các bệnh khớp liên quan đến hệ miễn dịch như: Thấp khớp cấp, LupusViêm khớp dạng thấp

+ Các bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa như: Goute (bệnh gút)…

    III. Công thức vượt trội của Acid Hyluronic và Collagen type II

- Collagen type 2 là thành phần chính trong sụn khớp giúp sụn khớp bền chắc, dẻo dai, đàn hồi.

-  Tác dụng của collagen với xương

Bên cạnh canxi, collagen chiếm 80% trong cơ cấu thành phần của xương. Nếu so sánh cấu tạo xương như một ngôi nhà thì canxi chính là xi măng, collagen là sợi sắt . Theo sự lớn dần cùng tuổi tác, collagen cũng bi suy yếu và lão hoá làm giảm tính đàn hồi, dẻo dai của bộ xương.Vì vậy bổ sung collagen giúp xương chắc khỏe hơn và phòng chống các bệnh như loãng xương, xốp xương.

 Tác dụng của collagen với sụn

Collagen chiếm 50% trong cơ cấu thành phần sụn.Thiếu collagen làm cho ma-sát giữa các khớp xương lớn hơn, gây ra các biến dạng ở xương và sụn. Việc bổ sung collagen giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh liên quan đến khớp xương. Ngoài ra Collagen còn giúp phòng chống các bệnh như đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm và 1 số bệnh về xương, sụn khác.

- HA (Hyaluronic Acid): là một chất tự nhiên trong cơ thể con người. Nó được tìm thấy ở nồng độ cao nhất trong dịch khớp.1 gram HA có khả năng ngậm hàng triệu phân tử nước giúp bôi trơn các khớp xương và giúp Collagen dễ dàng thẩm thấu để nuôi dưỡng sụn.

- Người ta dùng axit hyaluronic cho rối loạn khớp khác nhau, bao gồm cả viêm xương khớp.

- Trong mỗi cơ thể con người có khoảng 15gram HA và lượng này biến đổi, thoái hoá và được tái tạo mới mỗi ngày. Tuy nhiên, quy trình sản xuất HA tự nhiên của cơ thể cũng bị suy giảm dần cùng với quá trình lão hoá và cho đến năm 40 tuổi, cơ thể chúng ta chỉ có thể sản xuất được một nửa lượng HA cần thiết cho cơ thể.

 

Theo Hyluflex.com