Bệnh xương khớp là bệnh dễ gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân là khi tuổi cao, hàm lượng Collagen Type II và Hyaluronic Acid trong xương khớp bắt đầu bị suy giảm và đặc biệt là không có khả năng tái tạo. Bệnh xương khớp rất khó chữa và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh khớp từ Tây y đến Đông y. Mỗi phương pháp lại có ưu, nhược điểm khác nhau. Vậy phương pháp nào là hữu hiệu nhất. Bài viết sau sẽ cùng điểm qua các phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiện nay
1. Điều trị bệnh khớp theo Tây y
Bệnh khớp có các biểu hiện không chỉ ở khớp mà còn ở các cơ quan khác. Do vậy, việc thăm khám phải toàn diện bao gồm hỏi bệnh, khám thực thể, X quang và xét nghiệm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khớp như:
Quan điểm chữa bệnh khớp theo Tây Y
Theo Tây y bệnh khớp không được chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ điều trị theo hướng giảm cơn đâu, chống viêm, kiềm chế sự tiến triển xấu của bệnh và giúp duy trì hoạt động của khớp. Tây y dung các loại thuốc giảm đau cho bệnh nhân uống hoặc tiêm trực tiếp vào dịch khớp.
Nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp gồm: đau xương khớp do di truyền, do chấn thương xương, do tuổi tác,đau xương khớp do rối loạn chuyển hóa, liên quan đến hệ miễn dịch,…
Ưu điểm của Tây y là bệnh nhân sau khi điều trị giảm đau nhanh, có thể sinh hoạt lại bình thường.
Nhược điểm: Tuy giảm đau nhanh nhưng những loại thuốc này gây ra tác dụng phụ không mong muốn với cơ thể như: tăng huyết áp, loét và chảy máu đường tiêu hóa, hạ đường huyết, tổn thương hoàng điểm, tổn thương gan, thận…Vì vậy những bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm dạ dày, suy thận không nên điều trị theo phương pháp này.
2. Điều trị bệnh khớp theo Đông y
Theo quan điểm của Đông Y
Các bệnh liên quan đến xương khớp dù có sưng, nóng, đỏ hay chỉ tê mỏi, nặng ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý và bệnh Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là Phong thấp.
Nguyên nhân gây ra các bệnh xương khớp là do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh có cơ hội cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn gây xưng đau hoặc tê mỏi nặng ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân.
Hiện nay, ở Việt Nam, tình trạng mắc các bệnh xương khớp khá phổ biến ở cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt được hiệu quả và an toàn, đều là vấn đề nghiên cứu của cả Đông và Tây y. Theo Đông y, phương pháp chữa bệnh xương khớp chung là khu phong, tán hàn, trừ thấp, căn cứ vào sự thiên lệch của phong, hàn hay thấp nhiệt cho thuốc chữa phong là chính, hàn là chính hay thấp là chính. Ngoài ra, Đông y còn phân biệt bệnh mới mắc hay tái phát nhiều lần để điều trị. Nếu mới mắc lấy trừ tà là chính; Nếu lâu ngày vừa phù chính bổ can thận, khí huyết, vừa trừ tà để tránh tái phát và đề phòng biến chứng cứng khớp, dính khớp.
Đông y chữa xương khớp theo phương pháp lưu truyền tự nhiên dùng để đắp hoặc sắc lấy nước uống... Các loại thuốc đều được chiết xuất từ thảo dược, cỏ cây lá....
Ưu điểm: Khác hẳn với điều trị theo tây y là ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột, gan, thận của bệnh nhân nếu điều trị lâu ngày, còn điều trị theo đông y lại đi vào bổ gan, thận ... có tác dụng tăng cường chức năng giải độc của gan, thải độc của thận, và đặc biệt không ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột.
Nhược điểm: chữa bệnh theo Đông y chỉ chữa được bệnh khi triệu chứng lâm sàng còn nhẹ. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc xoa bóp thường xuyên để giảm đau.
Tuy nhiên, dù điều trị bệnh khớp theo phương pháp nào thì người bệnh khớp cũng nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể kết hợp với chế độ vận động giúp xương thêm chắc khỏe, dẻo dai
3. Chế độ dinh dưỡng tốt cho xương cần cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Bạn có thể bổ sung thêm các thức ăn như thịt gà, thịt heo, tôm, cua, sò,… cùng nhiều loại rau củ như đu đủ, dứa, chanh, bưởi,… vào thực đơn hàng ngày của mình. Đây là nguồn thực phẩm giàu chất kháng viêm và sinh tố C, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa sớm, giúp xương thêm chắc khỏe hơn.
Bệnh nhân bị Gout cần tránh các thức ăn giàu đạm như thịt lơn, thịt bò, nội tạng như gan, thận, tim,…Cần bổ sung nhiều thức ăn chứa vitamin C như: súp lơ, rau cải,..
Nguyên tắc vận động là không nên vận động quá mạnh sẽ dễ làm chấn thương các khớp xương. Người bệnh nên kết hợp các bài tập nhẹ nhàng và thường xuyên. Mỗi ngày nên dành ra khoảng 10-15 phút như đi bộ, tập yoga, tập thể dục….Các bài tập sẽ giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp co giãn xương tốt hơn.Tránh vận động mạnh và tránh các thói quen xấu gây tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
Theo Hyluflex.com